28.8.21

Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ

Không đơn thuần là nơi ở cho gia đình, nhà còn là món quà báo hiếu con cái tặng đấng sinh thành.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 1.

Đang ở Australia, người con gái vẫn tìm đến kiến trúc sư ở Việt Nam để nhờ thiết kế, xây cho bố mẹ căn nhà mới thay cho ngôi nhà cấp 4 cũ ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Các kiến trúc sư đã xây lại hoàn toàn căn nhà trên mảnh đất hơn 320 m2 . Thiết kế mới có hai tầng, lấy màu trắng làm chủ đạo và sử dụng những đường cong để công trình thêm mềm mại.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 2.

Ngôi nhà hai tầng trên mảnh đất gần 3.000 m2 ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) do người con làm kiến trúc sư thiết kế và xây tặng cho bố mẹ.

Nhà thiết kế theo dạng chữ L, được thiết kế từ bốn hướng, có tầm nhìn bao trọn cánh đồng lúa và khu vườn. Công trình sử dụng hình khối đơn giản, bên ngoài sơn màu ghi để dù bị rêu hay dính nước cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 3.

Công trình ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) dành cho ba thành viên: bố hơn 90 tuổi, mẹ gần 90 tuổi và con gái hơn 60 tuổi ngồi xe lăn.

Để tiện cho sinh hoạt của gia đình, người con gái cùng kiến trúc sư thống nhất làm nhà hai tầng không cầu thang, thay vào đó là một hệ thống ram dốc từ ngoài cổng vào sàn tầng một và từ tầng một lên tới tầng hai.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 4.

Với mong muốn được sống cùng bố mẹ và con cái lớn lên bên ông bà, người con trai 8x cho xây căn nhà trên mảnh đất hơn 200 m2 ở Đà Nẵng.

Xuyên suốt toàn bộ ngôi nhà là các bộ cửa gỗ, trong đó bộ cửa ngoại thất nhìn ra khu vườn còn các cánh cửa nội thất hướng vào không gian sinh hoạt chung. Nhờ đó, các phòng đều đầy gió, nắng và kết nối với nhau.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 5.

Sau 30 năm sửa xe và làm đồng nuôi gia đình, đôi vợ chồng ở Quảng Ngãi được các con báo hiếu bằng ngôi nhà mái đỏ trên diện tích đất 80 m2.

Dù các con đã trưởng thành và đủ khả năng lo cho bố mẹ, đôi vợ chồng vẫn thích sống ở làng quê, tiếp tục những công việc trước đây nên căn nhà được bố trí chỗ sửa xe đạp ở sân trước và vườn rau trên mái.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 6.

Căn nhà 20 năm tuổi một phòng ngủ và một toilet của gia đình bốn người trên mảnh đất 4,7 x 31 m ở Tây Sơn (Bình Định) được người con trai học kiến trúc cải tạo cho bố mẹ.

Sau năm tháng thi công với tổng chi phí hơn 700 triệu đồng, ngôi nhà hai tầng mái lợp ngói hoàn thiện với ba phòng ngủ, hai toilet, một phòng khách, một bếp và một phòng thờ.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 7.

Ngôi nhà nằm gần dòng sông An Lão là món quà người con trai đang làm ăn trên thành phố tặng bố mẹ ở quê nhà Bình Định. Đây cũng là chốn sum họp của con cháu, anh em, họ hàng mỗi khi cúng giỗ, xuân về.

Để tái hiện ký ức về mảnh đất và gia đình, khi thiết kế, kiến trúc sư đã cố gắng đưa vào công trình những dấu ấn của kiến trúc và nội thất truyền thống với mái dốc, lợp ngói, cửa gỗ.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 8.

Ngôi nhà ở thị xã Hòa Thành (Tây Ninh) được một nữ nhiếp ảnh gia xây cho bố mẹ và các anh chị em. Tận dụng kích thước 7,5x30 m của khu đất, nhóm thiết kế đã tạo ra khu vườn xuyên suốt chiều dài công trình và bỏ đi lớp cửa giữa phần sân vườn với khu vực sinh hoạt để căn nhà thoáng mát và luôn mở ra không gian xanh.


Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 9.

Nữ gia chủ ở quận Bình Tân (TP HCM) xây nhà rộng 190 m2 cho mẹ sau 30 năm bà sống trong căn nhà cũ xuống cấp. Người mẹ đã 70 tuổi, không thể leo cầu thang nên nhóm thiết kế bố trí chỗ ngủ của bà trên sofa giường (kéo ra thành giường, đẩy vào thành sofa) ở tầng trệt, đủ thoải mái, dễ xoay sở và gọi các con khi cần.

Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 10.

Đôi vợ chồng trẻ có hai con nhỏ nhưng bận bịu đi làm nên thường nhờ bà nội và bà ngoại thay nhau lên thành phố trông cháu.

Để những người bà không cảm thấy xa lạ giữa thành phố lớn, ngôi nhà 100 m2 ở huyện Nhà Bè được thiết kế với tiêu chí thông thoáng, nhiều ánh sáng và cây xanh như ở quê.



Những ngôi nhà con cái xây tặng bố mẹ - Ảnh 11.

Việc cải tạo ngôi nhà 40 năm tuổi trên khu đất 100 m2 ở quận 5 do người con làm kiến trúc sư trong gia đình bảy thành viên chủ trì. Với mục tiêu tạo cảm giác thư giãn như resort nghỉ dưỡng, căn nhà được bố trí hồ nước, cây xanh và tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên. Màu đỏ ở cổng, thang và mái tạo điểm nhấn cho côg trình.

Nguồn: VnExpress

Mọi nhu cầu về thiết kế, xây dựng nhà phố, biệt thự vui lòng liên hệ KTS HUỲNH VĂN VĨNH (SĐT: 0947_44_95_95)

Xem tiếp...

14.8.20

Nhà văn hóa Sinh Viên TP. HCM – Sáng tạo mới cho làng đại học


Nhà văn hoá sinh viên TP HCM – “Nhà Trắng của sinh viên” gây ấn tượng bởi thiết kế hình lục giác với 3.000 thanh lam bê tông nhẹ màu trắng bao quanh và giếng trời ở chính giữa toà nhà giúp công trình thông gió tốt, tận dụng ánh sáng tự nhiên mà không bị chói mắt.

Công trình có diện tích gần 40.000 m2, nằm trong khuôn viên của khu Đại học quốc gia TP HCM rộng 3,5 ha tại Dĩ An, do công ty GK Archi (Việt Nam) và Nihon Sekkei (Nhật Bản) thiết kế, được xem là một món quà tặng của UBND TP HCM cho sinh viên của Đại học quốc gia TP HCM. Công trình được khởi công từ năm 2014, khánh thành vào năm 2019 và đưa vào sử dụng từ năm 2020.


Thiết kế công trình hướng đến sự phát triển bền vững, hòa hợp với thiên nhiên. Những thanh lam bao quanh vừa là chi tiết tạo hình khối liên tục, vừa là hệ thống chắn nắng, cách nhiệt hiệu quả cho các không gian chức năng bên trong. Những thanh lam uốn lượn trên trên mặt đứng dường như giúp công trình trở nên mềm mại hơn. Hệ lam nhôm phía sau tạo khoảng trống để đối lưu không khí bên trong và ngoài công trình.

Khi bắt tay vào thiết kế, các kiến trúc sư đã nghiên cứu kỹ khí động học để tạo ra sự thông gió và ánh sáng tự nhiên cho toàn thể khối tích lớn của công trình bằng cách kết hợp hệ lam bao quanh bên ngoài cùng một ô giếng trời nằm ở giữa. Ngoài ra, trần của mỗi gian phòng đều có hệ thống dẫn gió để liên kết với các luồng khí nóng của bên trong khu vực giếng trời tạo nên những luồng không khí đối lưu chạy xuyên vào tận các ngõ ngách. Điều này đã đem lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho sinh viên khi sử dụng công trình ngay cả trong những ngày hè oi bức. Nhà văn hóa sinh viên hầu như không cần đến hệ thống điều hòa không khí (chỉ lắp một số máy ở không gian kín như văn phòng, nhà hát, rạp chiếu phim).

Công trình được phát triển từ phương án đạt giải Nhất cuộc thi kế Nhà văn hóa sinh viên TP HCM tổ chức vào năm 2012, từ đó, GK Archi và Nihon Sekkei đã triển khai xây dựng một không gian tối ưu hóa các hoạt động văn hóa và thể thao cho các bạn sinh viên, với hy vọng tạo ra một môi trường hội tụ và gắn bó các bạn trẻ.

Công trình bao gồm nhiều không gian chức năng phục vụ các hoạt động văn hóa của sinh viên như: Rạp chiếu phim, khán phòng 900 chỗ, phòng hội thảo lớn, câu lạc bộ sinh hoạt, câu lạc bộ tư vấn, thư viện, khu vực truyền thống, khu vực sinh hoạt lớn, không gian phục vụ thể thao, giải trí.

Ngoài ra công trình còn có các không gian đa năng khác, đáp ứng hoạt động đa dạng, phong phú của sinh viên như khu Chợ Đêm mới với hơn 200 gian hang đầy đủ màu sắc được đặt trong khuôn viên Nhà văn hóa.

Khi công trình được hoàn thành vào năm 2020, bên cạnh các hoạt động văn hóa, nơi đây cũng là một trong những địa điểm tập trung sinh hoạt hàng tuần của các bạn trẻ. Nhà văn hóa sinh viên TP HCM đã trở thành điểm sống ảo, check-in yêu thích trên các mạng xã hội và diễn đàn của sinh viên nhờ kiến trúc biểu tượng rất dễ nhận biết và rất nhiều không gian rộng rãi, đa dạng.

Kiến trúc sư Nguyễn Trung Kiên đến từ công ty GK Archi, chủ trì thiết kế dự án, chia sẻ: “Với chúng tôi, điểm thành công của dự án là được các bạn sinh viên nơi đây đón nhận nhiệt tình sau thời gian dài thiếu không gian vui chơi, sinh hoạt bổ ích. Công trình đã góp phần tạo ra sự nhận biết rõ ràng hơn vị trí trung tâm trong khuôn viên Đại học quốc gia TP HCM, đặc biệt đã gây được ấn tượng với hình thức kiến trúc sinh thái thân thiện, cùng hệ thống thông gió tự nhiên xuyên suốt công trình.”

Một số hình ảnh khác của công trình:

Nguồn: © Tạp chí kiến trúc

>>Báo giá thiết kế nhà Đà Nẵng 2020

Xem tiếp...

30.3.19

NÊN ĐỌC: Đằng sau chiêu rao bán nhà phố giá cao ngất ngưởng

Tổng giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa, Trần Khánh Quang cho biết khi thị trường nhà đất bất ngờ xuất hiện những mức giá chào bán giá cao chưa từng có, hiện tượng này không đơn giản chỉ là hành vi mặc cả mà luôn ẩn chứa đằng sau nhiều ẩn ý.


Ông Quang đưa ra ít nhất 4 lý do của hành vi thổi giá khác thường này.
Rao giá cao vì không có nhu cầu bán
Khi một căn nhà phố được chào giá cao nhất khu vực, chẳng hạn như bị hét giá đắt gấp đôi gấp ba thậm chí đắt kỷ lục so với những tài sản cùng vị trí, khả năng rất cao là gia chủ không thật sự muốn bán. Chính vì chủ nhà không có nhu cầu giao dịch, hành vi hét giá cao như một lời thách đố đối với tất cả những đối tượng cần mua. Thế nhưng mức giá này vô tình gây hiệu ứng lây lan thông tin ảo, nhiễu loạn thị trường.
Rao giá cao để tạo sóng xả hàng
Có không ít trường hợp giới buôn bất động sản đã sử dụng thủ thuật tạo sóng trong quá trình hét giá nhà phố, gây nên những cơn sóng ảo. Đầu tiên bên bán chọn một căn nhà liền thổ có vị trí đẹp (thường là căn góc có 2 mặt tiền) bất kỳ rồi đưa ra mức giá chào bán tăng đột biến trên một tuyến đường, con hẻm, khu dân cư.
Việc chào giá bán rất cao cho món hàng mẫu này có ngụ ý cố tình thiết lập mặt bằng giá tham chiếu mới cao hơn trước đây. Sau đó, giới buôn nhà đất sẽ tung ra rổ hàng còn lại với số lượng hạn chế để bán với cột giá mới. Thủ thuật xả hàng này khá tinh vi nên thường chỉ có người mua lầm chứ người bán không bao giờ lầm vì dù bán giá nào gia chủ cũng có lãi.
Đằng sau chiêu rao bán nhà phố giá cao ngất ngưởng - Ảnh 1.
Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Trần Quỳnh
Rao giá cao vì biết khách buộc phải mua bằng mọi giá
Trường hợp hét giá bán nhà đất tăng dần theo thời gian bất chấp quy luật thị trường cũng thường xảy ra với tình huống ngôi nhà, mảnh đất có vị trí chiến lược đặc biệt hoặc độc nhất vô nhị. Điều này có nghĩa là tài sản được rao bán với giá kỷ lục chính là mảnh ghép duy nhất còn sót lại của một dự án hoặc cụm nhà cần hợp khối.
Ví dụ: căn nhà phố đang rao bán với giá cắt cổ nằm trên cụm bất động sản đã được một chủ thu mua, vì cần hợp khối các công trình này lại, bên mua chấp nhận mọi mức giá mà bên bán đề ra. Hoặc khu đất đang chào giá đắt gấp 4-5 lần so với mặt bằng chung toàn khu vực chính là vị trí mở tuyến đường lớn dẫn vào dự án. Tóm lại đối với trường hợp này, bên bán rao giá cao chỉ vì nắm rõ cái tẩy của khách đó là buộc phải mua bằng mọi giá.
Rao giá cao để đánh lạc hướng đơn vị định giá
Đôi khi đối tượng bị nhắm đến trong cơn sóng thổi giá nhà không phải là khách săn bất động sản mà chính là ngân hàng hoặc các đơn vị tư vấn, thẩm định giá. Một trong những quy tắc thẩm định giá phổ biến là đối chiếu giá thị trường.
Nắm được kẽ hở này, không ít cò lái nhà đất đã tung hỏa mù bằng chiêu chào bán giá ảo cao hơn giá trị thật vài lần trong một thời gian dài để làm nhiễu loạn mặt bằng giá khu vực. Từ đó, việc định giá nhà đất tại một thời điểm ngắn hạn sẽ thiếu chính xác.
Mục tiêu của chiêu thức chào bán giá cao này nhằm đánh lạc hướng các đơn vị định giá, thúc đẩy các tổ chức tín dụng cho vay dòng vốn cao hơn bình thường. Điều này cũng lý giải được mối liên hệ mật thiết giữa những cơn sốt đất với nợ xấu bất động sản tại nhiều ngân hàng.
Theo Vũ Lê (vnexpress.net)
Xem tiếp...